Beat9x
Beat9x
Cv vòng quan trọng mà ứng viên nào cũng đều phải trải qua. Nhưng kỹ năng viết cv thì không phải ai cũng biết. Kể cả những bạn trẻ vừa mới ra trường hay những người đã đi làm nhiều năm thì cũng hay mắc phải những sai lầm trong khi tạo CV. Cho nên hãy cùng CV Xin việc 365 tìm hiểu kỹ những sai lầm này để tránh khi xin việc.
Nhiều ứng viên tham lam muốn trình bày thật nhiều các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của mình ra để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Điều này sẽ phản tác dụng nếu như nó quá lan man, dài dòng và không liên quan tới trọng tâm vị trí tuyển dụng. Bạn hãy nhờ rằng, nhà tuyển dụng chỉ dành ra vài giây để đọc CV của bạn thôi. Vì thế một cv format ngắn gọn súc tích nhưng vẫn cung cấp được các thông tin về kinh nghiệm nổi bật và kỹ năng của ứng viên là phù hợp nhất. Độ dài lý tưởng đối với một cv là không quá 2 trang giấy, đừng viết nội dung dài sang trang thứ 3.
Sai lầm của nhiều ứng viên là cố gắng nhồi nhét thật nhiều nội dung vào phần kinh nghiệm làm việc và cho rằng càng có nhiều kinh nghiệm làm việc thì càng tốt. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi thực chất nhà tuyển dụng chỉ quan tâm tới những kinh nghiệp liên quan tới vị trí mà họ đang tuyển. Còn việc bạn liệt kê la liệt các công ty cũ mà không liên quan gì tới vị trí ứng tuyển thì chỉ chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người thường xuyên nhảy việc. Chỉ nên viết 2-3 công việc mà bạn gắn bó lâu nhất và giúp bạn có những kỹ năng để phục vụ cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
>>> Tránh mắc phải những sai lầm không đáng có khi viết CV, hãy truy cập vào website Tìm việc 365 để tìm hiểu những kinh nghiệm cũng như download những mẫu CV xin việc thích hợp nhất
Khi bạn viết cv xin việc thì nhà tuyển dụng hầu như chỉ quan tâm tới kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Nếu yêu cầu phần bằng cấp hay kết quả học tập cũng chỉ để bạn chứng minh cho năng lực chuyên môn của mình. Tuy nhiên, nhiều ứng viên lại muốn khoe khoang thành tích học tập trên cv để chứng tỏ với nhà tuyển dụng. Nhiều ứng viên liệt kê thành tích học tập của mình từ hồi cấp 1 cho tới đi hết đại học. Nhà tuyển dụng sẽ chẳng để ý đến bạn của ngày còn đi học đâu. Vì thế, khi viết cv bạn có thể bỏ qua các thông tin về thành tích học tập của bản thân.
Với xã hội hiện đại văn minh như ngày nay thì kỹ năng mềm là điều mà nhà tuyển dụng rất quan tâm. Kỹ năng mềm không chỉ giúp ích trong công việc mà còn giúp bạn có cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng không có nghĩa là bạn cứ kể ra hàng loạt các kỹ năng mềm là sẽ được nhà tuyển dụng chọn. Kỹ năng mềm bạn cần có gồm 2 loại là Technical Skills và Personal Skills, bạn chỉ nên lựa chọn 5-6 kỹ năng là vừa đủ. Đặc biệt là những kỹ năng được các nhà tuyển dụng đánh giá cao như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sắp xếp. Bởi đây là những kỹ năng cần thiết đối với nhiều công việc. Và nếu như có được những kỹ năng này thì hiệu suất làm việc của bạn sẽ được nâng cao. Kể ra các kỹ năng một cách vừa phải như vậy thôi là đã đủ để gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng rồi.
Người tham chiếu trong cv là sếp hoặc đồng nghiệp từng làm việc với bạn. Mỗi một công việc cũ sẽ có một người được viết ra để đối chiếu với những thông tin bạn viết trong phần kinh nghiệm làm việc. Thông thường khi bạn được nhận vào làm việc thì phía doanh nghiệp mới cử người gọi điện hỏi thăm kiểu như vậy. Nhưng trước khi gọi điện thì thường hỏi ý kiến của bạn trước, đấy là ngày xưa. Với những công việc hiện tại trên thị trường lao động thì thông tin này đã không còn quá cần thiết đối với nhà tuyển dụng nữa. Bởi khả năng làm việc của bạn mới là quan trọng và nó được chứng minh trong quá trình bạn làm việc. Tuy nhiên, cũng rất nhiều doanh nghiệp quan tâm phần này trong CV xin việc của ứng viên, nên hiểu biết về nó là cần thiết, bạn có thể tìm hiểu cụ thể tại đây nhé: https://timviec365.vn/cv365/trong-cv-xin-viec-nguoi-tham-chieu-la-gi-va-nhung-dieu-ban-can-biet.html
Beat9x